Điện mặt trời là xu hướng tiết kiệm điện năng và bảo vệ môi trường được ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên trước khi lắp đặt, bạn cần tìm hiểu TOP 9 lưu ý an toàn kỹ thuật khi lắp đặt điện mặt trời áp mái ngay sau đây.
1. Khảo sát địa điểm lắp đặt
Phải khảo sát, đánh giá mặt bằng dự án về đường dây tải, trạm biến áp, không gian lắp đặt có phù hợp hay không.
2. Lựa chọn thiết bị chất lượng
Nhằm đảo bảo hệ thống vận hành ổn định và hạn chế rủi ro về các chi phí sửa chữa, thay thế, chủ đầu tư nên chọn thiết bị phù hợp và độ tin cậy ngay khi bắt đầu triển khai dự án.
3. Lựa chọn nhà thầu, nhà cung cấp uy tín, có kinh nghiệm chuyên môn trong thiết kế
Để được đánh giá và tư vấn các gói thiết bị phù hợp, chủ đầu tư nên lựa chọn nhà cung cấp, nhà thầu uy tín, có dày dặn kinh nghiệm về điện năng lượng mặt trời để được tư vấn chính xác nhất về lượng công suất phù hợp cho công trình.
4. Chọn vị trí bố trí và hướng lắp đặt pin
Khi lắp hệ thống điện NLMT phải lựa chọn phương hướng của tấm pin sao cho hiệu suất làm của tấm pin là tối ưu.
=>>> Phương pháp khảo sát khu vực lắp đặt điện mặt trời.
5. Xác định vị trí lắp Inverter
Vị trí lắp đặt biến tần rất quan trọng, chúng ta nên lắp đặt biến tần theo khuyến cáo nhà sản xuất, tránh tiếp xúc với các vật liệu dễ cháy, nơi thuận tiện để bảo trì, bảo dưỡng.
6. Thiết bị bảo vệ
Bao gồm tủ điện thiết bị đóng cắt chống sét…phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng, Ví dụ: Đối với hệ thống lưu trữ acquy phải có thiết bị bảo vệ ngắn mạch kèm theo như cầu chì MCB đóng cắt đối với nguồn điện lưới phải được bảo vệ bằng thiết bị chống quá áp, ngắn mạch,xung quá điện áp…
7. Điểm đấu nối
Đầu nối phải được siết chặt hoặc được cố định bằng bu lông đinh vít…để tránh các trường hợp move phóng điện.
8. Xây dựng hệ thống tiếp điểm làm việc đảm bảo
Đối với hệ thống điện mặt trời bắt buộc phải liên kết với hệ thống nối đất làm việc. Hệ thống nối đất làm việc phải tách biệt với hệ thống tiếp địa chống sét của nhà, xưởng…Không nối trực tiếp hệ thống tiếp đất với hệ thống chống sét, tránh làm hỏng bản cực do dòng điện sét lớn, và hư hỏng đối với pin và biến tần. Sau khi hệ thống được lắp đặt, cần có lịch trình vệ sinh và bảo trì thường xuyên để giữ cho hệ thống hoạt động và hoạt động tốt nhất.
=>>> Phương pháp giảm điện trở nối đất nào tốt nhất?
9. Vệ sinh và kiểm tra hệ thống điện thường xuyên
Nhằm đảo bảo thiết bị vận hành trong tình trạng tốt nhất nâng cao hiệu suất làm việc của thiết bị, chủ đầu tư cần thường xuyên kiểm tra, vệ sinh định kỳ hệ thống điện.
=>>> Vì sao dự án điện mặt trời cần dịch vụ bảo dưỡng.
Trên đây là TOP 9 lưu ý an toàn kỹ thuật khi lắp đặt điện mặt trời áp mái mà chủ đầu tư cần nắm trước khi đầu tư vào hệ thống năng lượng mặt trời. Nếu quý khách cần đơn vị thi công năng lượng mặt trời uy tín, hãy liên hệ ngay với POSO để được tư vấn và nhận báo giá ưu đãi.
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT POSO
- Địa chỉ: 37 Hoàng Hoa Thám, Thanh Khê, Đà Nẵng
- Email: kinhdoanh@posotec.com
- Số điện thoại: 0236 3 501 699 – 0903
Tìm hiểu thêm:
Hướng dẫn bảo hành biến tần năng lượng mặt trời Inverter
Những sự cố bất thường có thể xảy ra với pin quang điện và cách xử lý
Rủi ro khi tự lắp đặt điện mặt trời áp mái