Bước vào thời kì nắng nóng cao điểm, tình trạng mất điện và giá điện tăng cao đang là chủ đề trọng điểm gây xôn xao dư luận gây ra nhiều tranh cãi trên thị trường. Nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp đều phản ánh tình trạng hóa đơn tiền điện tăng cao rất nhiều so với những tháng trước. Để giải quyết vấn đề này, nhiều hộ gia đình đã bắt đầu quan tâm đến điện mặt trời với mục đích: tiết kiệm được hóa đơn tiền điện hằng tháng. Nhiều hộ gia đình đã tự tìm hiểu, mua thiết bị, vật tư về lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, việc tự lắp đặt hệ thống điện mặt trời lại tiềm ẩn nhiều rủi ro mà người dùng cần lưu ý.

Một số rủi ro phổ biến sẽ gặp phải khi tự lắp điện mặt trời

Hệ thống không đáp ứng yêu cầu về chất lượng, không thể hòa lưới với điện lực EVN

Nếu hệ thống lắp đặt không đảm bảo về mặt chất lượng, không phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật của EVN, sẽ không được phép hòa lưới điện quốc gia. Điều này đồng nghĩa với việc toàn bộ hệ thống dù lắp đặt với chi phí như thế nào đi nữa đều sẽ trở nên vô nghĩa.

Những bộ phận quan trọng cấu thành nên hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ chủ yếu là: Tấm PV, Inverter, tủ điện, dàn khung,…Chính vì vậy, nếu người dùng không chắc chắn khi lựa chọn những thương hiệu uy tín sẽ dễ gặp những rủi ro trong quá trình vận hành. Cần tìm kiếm những đơn vị cung cấp thiết bị và thi công có uy tín, giàu kinh nghiệm.

Một hệ thống điện mặt trời hoạt động phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật sau theo quy định của EVN:

TIÊU CHUẨN YÊU CẦU
Điện áp Điện áp hòa lưới phải nằm trong khoảng 220V ± 10%
Tần số Tần số hòa lưới phải nằm trong khoảng 50Hz ± 0,5Hz
Hệ số công suất Hệ số công suất phải lớn hơn 0,9
Dạng sóng  Dạng sóng điện áp và dòng điện phải là dạng sin
Bảo vệ Phải có hệ thống bảo vệ chống quá áp, quá dòng, rò điện…

Nếu hệ thống lắp đặt của bạn không đáp ứng được dù một trong các tiêu chuẩn trên thì cũng sẽ không được EVN cấp phép hòa lưới.

Ngoài ra, trong quy trình lắp đặt điện mặt trời còn có thể mắc phải một số vấn đề kỹ thuật thường gặp như:

  • Kích thước, công suất các thiết bị không phù hợp: Người dùng không tính toán đúng nhu cầu sử dụng điện của mình, dẫn đến việc lắp đặt các thiết bị không đủ công suất hoặc quá lớn so với yêu cầu gây lãng phí và tốn nhiều chi phí.
  • Lỗi kết nối giữa các thiết bị: Nếu kết nối các thiết bị không đúng cách, điện áp và tần số sẽ không đáp ứng được tiêu chuẩn hòa lưới.
  • Sử dụng thiết bị kém chất lượng: Việc sử dụng các thiết bị rẻ tiền, không đảm bảo chất lượng cũng dễ dẫn đến sự cố và không đạt được hiệu suất mong muốn.
  • Lắp đặt không đúng cách: Nếu lắp đặt không chính xác, ví dụ như nghiêng góc tấm pin, hướng tấm pin không hợp lý… sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống.

Lãng phí thời gian và tiền bạc vì các chi phí phát sinh khác như sửa chữa, thay thế…

Nếu không có đủ kiến thức và kinh nghiệm về điện năng lượng mặt trời, người dùng sẽ rất dễ gặp phải các sự cố với hệ thống. Những sự cố này nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến hư hỏng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tuổi thọ của hệ thống.

Để hạn chế các chi phí phát sinh, người dùng nên lựa chọn đơn vị thi công uy tín, có kinh nghiệm trong lĩnh vực điện mặt trời. Các doanh nghiệp uy tín thường có đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, sử dụng thiết bị chất lượng và cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo trì chu đáo. POSOTEC là một trong những đơn vị uy tín và chuyên nghiệp trong lĩnh vực lắp đặt điện mặt trời. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về công nghệ năng lượng mặt trời, chúng tôi cam kết cung cấp các giải pháp hiệu quả và bền vững cho khách hàng.

Hãy kết nối và liên hệ ngay với POSOTEC qua hotline 0935 228 628 để được tư vấn. POSOTEC luôn sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng, mang đến những giải pháp điện mặt trời chất lượng và tối ưu nhất.

——————-

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT POSO

Địa chỉ: 37 Hoàng Hoa Thám – Đà Nẵng

Website: www.posotec.com

#nangluongmattroi #dienmattroi #POSOTEC #POSOCompany

Trả lời