Tác hại của sét ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống điện mặt trời của bạn. Để ngăn các các tác động của các dòng điện từ từ cơn giông, sấm sét thì chúng ta cần phải có giải pháp bảo vệ tổng thể gồm:

  • Bảo vệ bên ngoài bằng các kim chống sét (tức là không để bị đánh trúng vào hệ thống)
  • Bảo vệ bên trong cho thiết bị điện và điện tử bằng các thiết bị chống sét cho các tấm pin, Inverter, bộ sạc, cảm biến không bị hư hỏng…
  • Hệ thống nối đất đảm bảo kỹ thuật để thoát dòng điện có hại.

Bên trên chỉ là giải pháp chung, còn cụ thể thì cũng tùy thuộc vào từng đặc điểm riêng của  mỗi một hệ thống.

Đầu tiên, khi thiết kế một giải pháp bảo vệ hệ thống điện mặt trời cần xem xét đến các yếu tố như sau:

  • Mật độ giông, hệ số rủi ro và cường độ trong khu vực nhiều hay ít ?
  • Hệ thống đã lắp đặt các bảo vệ bên ngoài hay chưa ?
  • Quy mô lớn hay nhỏ, dân dụng hay công nghiệp ?
  • Điện áp định mức và tối đa bao nhiêu ?
  • Hệ thống điện mặt trời độc lập hay hòa lưới ?
  • Có nằm trong khu công nghiệp hay không ?
  • Hệ thống tiếp đất như thế nào … ?

Các dữ liệu thông tin trên sẽ giúp chúng ta đưa ra một giải pháp tổng thể an toàn và phù hợp với mỗi công trình, hơn hết giúp tối ưu chi phí phải bỏ ra. POSOTEC đưa ra một số lưu ý về các phần mục nên thực hiện bảo vệ cho hệ thống điện mặt trời cho bạn tiện tham khảo:

1. Chống sét đánh thẳng cho hệ thống điện mặt trời

Với hệ thống điện mặt trời trang trại, công nghiệp hoặc tòa nhà:

  • hệ thống kim chống sét trực tiếp cho điện mặt trời 
  • lắp đặt cột thu lôi bảo vệ bên ngoài

Hệ thống điện mặt trời được lắp đặt nhiều tấm pin trên 1 vùng rộng lớn (chiều dài trên 30m) thì nên lắp đặt kim thu sét theo công nghệ phát xạ sớm, gắn trên trụ độc lập bên ngoài vì chúng có có bán kính bảo vệ rất lớn (từ 50-107m) sẽ giảm thiểu chi phí đầu tư. 

Với hệ thống sử dụng có quy mô nhỏ (nhà ở, cột đèn NLMT, biển báo ..)

Các hệ thống điện này thường có diện tích nhỏ, các tấm pin thường được đặt trên đỉnh hoặc mái nhà thì không cần thiết phải sử dụng kim thu sét phát xạ sớm mà có thể dùng kim thu lôi cổ điển. Nếu được, có thể sử dụng kim phân tán sét thì càng tốt. Khi sử dụng công nghệ phân tán điện tích thì sẽ ngăn ngừa khả năng bị đánh xuống khu vực mà nó bảo vệ, tác dụng này đồng nghĩa với việc sẽ hạn chế sự xuất hiện các xung quá áp lan truyền trên các đường dây của hệ thống điện mặt trời.

2. Chống sét lan truyền cho hệ thống điện năng lượng

Một hệ thống điện mặt trời thường có nhiều dây liên kết để truyền dòng điện trên đó, tùy theo quy mô và công nghệ mà các đường dây sẽ khác nhau, nhưng chủ yếu gồm các đường nguồn một chiều DC, đường AC và các đường tín hiệu điều khiển.

Khi các xung quá áp đột biến xuất hiện trên các đường, có thể làm cho các thiết bị điện và điện tử đang kết nối với chúng sẽ bị cháy nổ, hư hỏng … do vậy chúng ta cần phải bảo vệ một cách đầy đủ trên các hướng mà dòng xung có thể thâm nhập. 

Sử dụng các thiết bị chống sét DC

Sử dụng các thiết bị chống sét DC để bảo vệ trên các đường dây nối từ các tấm pin về tủ nguồn, các bộ sản phẩm này phải được lắp đặt bảo vệ ngay tại lối vào DC của Inverter và các tấm PV. Lựa chọn các thiết bị chống sét DC có mức điện áp hoạt động định mức và tối đa phù hợp với nguồn DC mà các tấm pin cung cấp. 

Triệt xung quá áp lan truyền đường AC của hệ thống điện mặt trời

Khuyến cáo phải lắp đặt thiết bị chống sét AC để bảo vệ phía kết nối đường dây điện AC của Inverter, của tủ hợp bộ, các phụ tải và cầu dao kết nối với điện lưới. Xung điện áp có thể lan truyền trên đường dây từ các phụ tải (máy bơm, đèn chiếu sáng .v.v.) hoặc từ hệ thống lưới điện quốc gia (có hòa mạng).

Bảo vệ cho đường tín hiệu của hệ thống điện mặt trời

Hệ thống điện mặt trời có thể có rất nhiều đường tín hiệu như tín hiệu từ các cảm biến, đầu dò, tín hiệu giám sát và điều khiển … chúng thường chạy theo các đường dây DC từ ngoài vào nên khả năng nhiễm quá áp là rất cao. Thiết bị chống sét cho đường tín hiệu được lắp đặt trong các tủ điều khiển, tủ trung gian bên ngoài hoặc trước khi vào các thiết bị và cảm biến, lựa chọn các thiết bị phù hợp với dạng tín hiệu truyền.

3. Lắp đặt tiếp đất cho hệ thống NLMT

Hệ thống tiếp địa là một bộ phận vô cùng quan trọng của hệ thống điện NLMT, nó vừa có chức năng tiếp đất công tác, tiếp đất bảo vệ. Toàn bộ kết cấu giá đỡ, vỏ tủ, khung bao, TBCS … đều phải được nối tiếp địa, đảm bảo sự đẳng thế trong toàn bộ hệ thống.

Các vật liệu sử dụng trong hệ thống tiếp đất nên sử dụng loại tốt, có khả năng chống ăn mòn cao, có thể dùng loại mạ đồng chất lượng cao hoặc đồng nguyên chất.

Có thể sử dụng thêm các vật liệu tăng cường khả năng dẫn điện, giảm điện trở như hóa chất giảm điện trở suất SORAGEM. Số lượng điện cực tiếp đất và hóa chất sử dụng phụ thuộc vào đặc điểm địa chất riêng của mỗi công trình.

Liên kết giữa cọc, dây và các kết cấu kim loại khác nên sử dụng mối hàn hóa nhiệt để đảm bảo sự liên kết tốt nhất về điện học, cũng như đảm bảo tính cơ học và lâu bền trong môi trường dễ bị ăn mòn.

POSOTEC với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống sét – tiếp đại, cam kết mang đến cho Quý khách hàng các giải pháp chống sét phù hợp và tối ưu chi phí nhất cho công trình của bạn. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ đến hotline 0935 228 628 để được tư vấn và báo giá cụ thể. 

—————————————-
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT POSO
Địa chỉ: 37 Hoàng Hoa Thám – Đà Nẵng
Website: www.posotec.com
HOTLINE: 0935 228 628

Để lại một bình luận