Mục đích hệ thống chống sét – tiếp địa có tác dụng chống sét tốt cùng tính năng thân thiện với người dùng là để giảm thiểu ảnh hưởng sét đánh vào công trình từ phía trên hoặc từ phía bên, và dẫn dòng xung sét một cách an toàn xuống đất mà không gây ra hiện tượng hồ quang và không gây nguy hiểm cho con người cũng như bảo vệ an toàn các thiết bị thông tin liên lạc, hệ thống điều khiển, máy tính.v.v…

CÔNG NGHỆ THU SÉT PHÁT TIA TIÊN ĐẠO

Hệ thống chống sét tia tiên đạo được tách làm hai phần rõ rệt là chân đế kim thu sét và mũi kim thu. Trong đó, chân đế kim là một ống thép hình trụ đứng gắn với một mặt bích hình vuông.

  • Kim thu sét ESE ghi rõ thông số kim tương ứng với các bản kiểm tra xuất xưởng của nhà sản xuất.
  • Đầu thu sét nhận năng lượng cần thiết trong khí quyển để tích trữ các điện tích trong bầu hình trụ. Đầu thu sét sẽ thu năng lượng từ vùng điện trường xung quanh trong thời gian giông bão khoảng từ 10 tới 20000 V/m. Đường dẫn chủ động bắt đầu ngay khi điện trường xung quanh vượt quá giá trị cực đại để bảo đảm nguy cơ sét đánh là nhỏ nhất.

  • Phát ra tín hiệu điện cao thế với một biên độ, tần số nhất định tạo ra đường dẫn sét chủ động về phía trên đồng thời trong khi đó làm giảm điện tích xung quanh Đầu thu sét tức là cho phép giảm thời gian yêu cầu phát ra đường dẫn sét chủ động về phía trên liên tục.
  • Điều khiển sự giải phóng ion đúng thời điểm: thiết bị ion hoá cho phép ion phát ra trong khoảng thời gian rất ngắn và tại thời điểm thích hợp đặc biệt, chỉ vài phần của giây trước khi có phóng điện sét, do đó đảm bảo dẫn sét kịp thời, chính xác và an toàn.
  • Đầu thu sét là thiết bị chủ động không sử dụng nguồn điện nào, không gây ra bất kỳ tiếng động, chỉ tác động trong vòng vài ms trước khi có dòng sét thực sự đánh xuống và có hiệu quả trong thời gian lâu dài.

CÔNG NGHỆ TIẾP ĐỊA

Trong một công trình nói chung có thể sử dụng nhiều hệ thống tiếp đất, thông thường là tiếp đất chống sét (R < 10 Ω), tiếp đất an toàn điện (R < 4 Ω) và tiếp đất công tác cho các thiết bị phòng máy (R < 2 Ω). Đó là các giá trị theo tiêu chuẩn Việt Nam và thế giới, về mặt kỹ thuật các giá trị trên càng nhỏ thì càng tốt.

Hệ thống tiếp địa công trình sử dụng các cọc thép mạ đồng tiếp địa D16 dài 2.4m hàn liên kết với dây đồng trần M70. Mối nối liên kết giữa cọc và cáp đồng trần M70 sử dụng mối hàn hoá nhiệt. Các cọc tiếp địa được liên kết với nhau bằng cáp đồng trần M70 đặt trong rãnh tiếp đất sâu 0,7m. Khoảng cách giữa các cọc tiếp đất ≥ 5m để nâng cao hệ số sử dụng. Trong quá trình thi công có thể sử dụng vật liệu SORAGEM để cải tạo hệ thống tiếp đất nhằm giảm điện trở suất của đất, tăng sự tiếp xúc của các điện cực với đất, chống oxy hoá các điện cực và ổn định điện trở của hệ thống tiếp lâu dài.

Sử dụng cọc tiếp địa mạ đồng

Một trong những giải pháp có hiệu quả và đơn giản là sử dụng các cọc tiếp địa mạ đồng thi công hệ thống nối đất. Đặc điểm của các cọc tiếp địa này là có hàm lượng cacbon thấp toàn bộ bề mặt ngoài được mạ một lớp đồng nguyên chất dày khoảng 0,245mm. Cọc dễ dàng thi công, có khả năng tản dòng sự cố lớn do điện trở thấp, có thể đóng sâu đến hàng chục mét

Sử dụng vật liệu giảm điện trở đất SORAGEM

Vật liệu SORAGEM do POSOTEC ra mắt và được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản, có tác dụng giảm đáng kể điện trở suất của đất dẫn đến giảm điện trở tiếp đất của các hệ thống đất. Vì vậy, khi thiết kế và thi công sẽ giảm đáng kể vật liệu kim loại để làm điện cực sử dụng trong hệ thống, đồng thời làm giảm diện tích mặt bằng cần thiết để thi công. Ngoài ra, sau một thời gian vật liệu sẽ đông cứng, bao bọc cực tiếp đất bằng kim loại và cứng như một loại xi măng có khả năng dẫn điện, hạn chế hiện tượng điện phân để bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn.


Sau khi đông cứng như bê tông, hợp chất này không bị hoà tan hay bào mòn theo thời gian.

Sử dụng mối hàn hoá nhiệt

Phương pháp hàn hoá nhiệt ứng dụng phản ứng nhiệt hoá để tạo ra mối hàn phân tử với sự liên kết bền vững theo thời gian và bóng đẹp, đảm bảo tiêu tán năng lượng tốt cho hệ thống khi có hiện tượng sét đánh hoặc quá dòng. Thời gian thực hiện mối hàn rất nhanh, thao tác dễ dàng, không cần sử dụng các thiết bị hàn nối cồng kềnh khác khi thi công, không cần bảo trì mối hàn. Đặc biệt nhất là phương pháp hàn hoá nhiệt có khả năng hàn được nhiều loại kim loại với nhau (như đồng với sắt…) cùng với các hình dạng bề mặt khác nhau.

Sử dụng cáp đồng trần trong hệ thống tiếp đất

– Hệ thống tiếp đất được liên kết với nhau bằng cáp đồng trần chôn sâu dưới mặt đất khoảng 0,7 – 1m. Trong trường hợp cáp đồng nhiều sợi, đường kính mỗi sợi không nhỏ hơn 1mm.
– Với quy định như vậy, sử dụng cáp đồng trần 70mm2 (M70) vào công trình là hợp lý, trong quá trình thi công sẽ thuận tiện cho việc hàn nối, trong khi đó diện tích tiếp xúc của cáp M70 với đất lớn hơn quy định.

Bên trên là những vật tư quan trọng cần phải có khi thi công một hệ thống chống sét – tiếp địa đạt chuẩn. POSOTEC mang đến một giải pháp chống sét toàn diện cho Quý khách bao gồm cả việc cung cấp vật tư và lắp đặt. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 0935 228 628 để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp nhanh chóng nhất.

——————–
Công ty TNHH Kỹ Thuật POSO
Địa chỉ: 37 Hoàng Hoa Thám – Đà Nẵng
Website: www.posotec.com
#POSO #POSOTEC #POSOTECCOMPANY #CHỐNGSÉT #COMBOCHỐNGSÉT #ABB #OVRHTP #SPD #KIMOPR #Chốngsétlantruyền #chốngsét #chốngsétđànẵng #chốngsétmiềntrung

Trả lời