I. Phụ tải cho xe điện

Khi xe điện đi vào hoạt động với việc xây dựng hạ tầng trạm sạc cũng ảnh hưởng nhất định đối với hệ thống điện tại Việt Nam. Cụ thể là làm tăng trưởng phụ tải. Xét trường hợp phát triển trạm sạc của VinFast, nếu tính công suất tối thiểu trụ sạc 11kW thì 40.000 trụ sạc đồng nghĩa với khoảng 440MW công suất trạm sạc sẽ đấu nối thêm vào hệ thống. Thậm chí có thể lên tới hơn 1.000MW nếu tính các đầu sạc có công suất lớn hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu tính riêng phụ tải cho xe điện có thể tăng vài trăm MW tới vài GW cho những năm tiếp theo. Tức là tương đương với khoảng 2 tổ máy của NMTĐ Hoà Bình (mỗi tổ máy công suất 240MW) hoặc tương đương với công suất của NMTĐ Lai Châu (1.200MW). Thậm chí còn nhiều hơn nữa nếu hạ tầng trạm sạc tiếp tục phát triển như hiện nay.

II. Ảnh hưởng đến vận hành hệ thống điện

Việc phát triển các trạm sạc còn ảnh hưởng đến vận hành hệ thống điện và chất lượng điện năng. Khi khối lượng lớn trụ sạc đấu nối vào lưới điện phân phối sẽ xuất hiện nguy cơ ảnh hưởng tới vận hành lưới điện, tình trạng làm việc an toàn, ổn định của hệ thống điện, gây quá tải lưới điện khu vực nếu không có các giải pháp đối phó kịp thời. Các ảnh hưởng phổ biến liên quan tới chất lượng điện năng bao gồm: mất điện, sụt áp ngắn hạn, quá áp ngắn hạn, sụt áp dài hạn, quá áp dài hạn, sóng hài, xung điện áp, biến động tần số, nhiễu giao thoa điện từ,…

III. Giải pháp chung từ kinh nghiệm quốc tế

Tác động của xe điện và trạm sạc lên lưới điện được ghi nhận tại các nước châu Âu, Mỹ, Trung Quốc cho thấy, nếu điều khiển và phối hợp không hợp lý thời điểm sạc với đồ thị phụ tải (ví dụ sạc lượng lớn xe điện vào lúc cuối giờ chiều khi người dân trở về nhà, trùng vào cao điểm tối ) sẽ làm tăng tổn thất công suất, tăng độ lệch điện áp và các vấn đề về chất lượng điện năng. Một nghiên cứu cho các nước khu vực biển Bắc của SEEV 4 -City (Quỹ phát triển vùng của châu Âu) chỉ ra rằng, máy biến áp phân phối sẽ bị quá tải tại cao điểm tối nếu 20% hộ gia đình sạc xe vào thời điểm này. Hơn nữa, nếu không có sự phối hợp sạc điện, thì với 30% hộ gia đình sạc xe với đầu sạc 3kW tại thời điểm 18h tối, thì điện áp sẽ bị kéo thấp xuống dưới ngưỡng cho phép. Hiện tượng trên cũng sẽ xảy ra nếu chỉ 10% hộ gia đình nhưng dùng đầu sạc 7kW.

IV. Giải pháp cung cấp trạm sạc cho hộ gia đình của POSOTEC

Hình 1 – Giải pháp điện mặt trời cho bộ sạc EV

Giải pháp sử dụng năng lượng mặt trời có lưu trữ có khả năng kiểm soát chất lượng điện năng. Trong đó, ngoài việc sử dụng năng lượng mặt trời cho các hoạt động hàng ngày của hộ gia đình thì hệ thống có khả năng cung cấp năng lượng cho các bộ sạc EV (loại trừ ảnh hưởng đến chất lượng điện năng lưới điện)

Cấu trúc hệ thống như hình 1 bao gồm:

  • Tích hợp các loại năng lượng mặt trời
  • Tương thích với các bộ sạc EV
  • Hệ thống 1 pha hoặc 3 pha
  1. Hệ thống PV nối tới ngõ vào AC
  2. Hệ thống PV nối tới ngõ ra AC
  3. Hệ thống cài đặt, giám sát và điều khiển thông qua Wifi hoặc Bluetooth
  4. Bộ sạc EV nối tới ngõ vào AC
  5. Đối với hệ thống một pha: một bộ biến tần/bộ sạc hoặc bộ biến tần/bộ sạc được kết nối song song. Đối với hệ thống ba pha: ba bộ biến tần/bộ sạc được kết nối thành 3 pha hoặc nhiều chuỗi thiết bị song song kết nối 3 pha
  6. Bộ sạc EV nối tới ngõ ra AC
  7. Hệ thống DC box chuyên dụng cho pin lưu trữ (cực đấu nối, cầu chì bảo vệ)
  8. Thiết bị đóng cắt và điều khiển hệ thống pin lưu trữ
  9. Thiết bị điều khiển và truyền thông trung tâm
  10. Hệ thống pin lưu trữ
  11. bộ điều khiển sạc năng lượng mặt trời MPPT với dải điện áp từ 75V đến 450V, cho phép bổ sung năng lượng dự trữ và lưu trữ năng lượng dư thừa vào ắc quy của xe.
  12. RCD chuyên dụng loại B (40A để sạc ở mức 22kW) trên đầu vào bộ sạc EV

Mọi thông tin thắc mắc liên quan, vui lòng liên hệ hotline 0935 228 628, đội ngũ nhân viên POSOTEC sẵn sàng hỗ trợ giải đáp.

Trả lời